Trong xã hội hiện đại, Y học cổ truyền ngày càng nhận được sự quan tâm và ứng dụng rộng rãi, không chỉ vì giá trị lịch sử mà còn vì hiệu quả điều trị vượt trội mà nó mang lại. Tuy nhiên, để hành nghề trong lĩnh vực này một cách hợp pháp, chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là văn bằng bắt buộc cần có đối với một y sĩ. Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền, quy trình, điều kiện cấp hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là gì?

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những cá nhân đã hoàn thành các khóa đào tạo và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng để hành nghề trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Đây là một điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ Y tế trong lĩnh vực này và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là gì?
Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những cá nhân đã hoàn thành các khóa đào tạo

Y học cổ truyền không chỉ bao gồm các phương pháp điều trị bằng thuốc từ cây cỏ, mà còn bao gồm các kỹ thuật như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông hơi, điều trị bằng chế độ ăn uống, thảo dược và các phương pháp chữa bệnh truyền thống khác.

Việc sở hữu chứng chỉ hành nghề là điều kiện tiên quyết để các bác sĩ và lương y có thể cung cấp dịch vụ hợp pháp và được công nhận trong xã hội.

Chứng chỉ hành nghề Y là cách gọi theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Từ ngày 01/01/2024 – khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực, các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề Y được thay bằng giấy phép hành nghề Y.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Theo quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, các điều kiện để nhận chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền bao gồm:

Bằng cấp hoặc giấy chứng nhận liên quan đến y tế

Để trở thành một chuyên gia y học cổ truyền, bạn cần có một trong những tài liệu sau:

  • Văn bằng chuyên môn trong lĩnh vực y tế được công nhận tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lương y.
  • Giấy chứng nhận cho người có kiến thức về bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Xác nhận về thực hành

Ngoại trừ các lương y hoặc người có kiến thức về bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền, các bạn cần có tài liệu chứng nhận về quá trình thực hành.

Điều kiện xác nhận quá trình thực hành theo điều 24 của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về việc xác nhận quá trình thực hành như sau:

Thời gian thực hành

  • Bác sĩ: Cần thực hành trong khoảng 18 tháng tại bệnh viện có giường bệnh để có cơ hội nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm.
  • Y sĩ: Cần thực hành trong khoảng 12 tháng tại bệnh viện.

Xác nhận bằng văn bản

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành của người thực hành, bao gồm:

  • Thời gian: Xác nhận thời gian người thực hành đã làm việc tại cơ sở.
  • Năng lực chuyên môn: Đánh giá khả năng chuyên môn và kỹ năng thực hành.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Xác nhận về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm việc tuân thủ quy định đạo đức trong nghề nghiệp y tế.

Những xác nhận này đảm bảo rằng người thực hành đã tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực để hành nghề Y học cổ truyền một cách an toàn và chất lượng.

Sức khỏe đủ để hành nghề

Các bạn cần có giấy chứng nhận sức khỏe đủ để thực hiện công việc khám bệnh và chữa bệnh.

Không bị cấm hành nghề hoặc bị kỷ luật

Các bạn không được phép hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến lĩnh vực y tế, dược phẩm trong các trường hợp sau:

  • Đang phải thực hiện án phạt, quyết định của tòa án hoặc biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  • Đang trong thời kỳ cải tạo xã hội hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên liên quan đến khám bệnh và chữa bệnh, hoặc mất hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Cấp chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền phải có đầy đủ hồ sơ và đúng quy trình xin cấp như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền đối với người Việt Nam bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền
  2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
  • Văn bằng chuyên môn Y học cổ truyền
  • Văn bằng cử nhân Y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ Đại học, kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, thì được coi là tương đương với văn bằng bác sĩ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sĩ.
  • Văn bằng cử nhân Hóa học, Sinh học, Dược sĩ trình độ Đại học kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng, hoặc văn bằng đào tạo sau Đại học về chuyên khoa xét nghiệm.
  • Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên, phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.

  1. Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  2. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp.
  3. Phiếu lý lịch tư pháp.
  4. Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  5. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Người xin cấp sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền khi hồ sơ hợp lệ
Người xin cấp sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền khi hồ sơ hợp lệ

Quy trình xin cấp chứng chỉ

Quy trình xin được cấp chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Y Tế (khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình chứng minh thư, thời gian tiếp nhận vào các ngày/giờ hành chính)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Trong trường hợp này, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, các nhân/tổ chức sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, công chức tiếp nhận sẽ hướng dẫn các nhân/tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả hồ sơ theo lịch hẹn.

Bước 4: Cá nhân/tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Văn phòng Sở Y Tế.

Một số câu hỏi thường gặp khi xin cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền:

Chứng chỉ hành nghề có mất lệ phí không?

Theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải nộp lệ phí.

Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là bao lâu?

Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định về giấy phép hành nghề. Theo đó, mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền có được cấp lại?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định người có chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền được xét cấp lại trong các trường hợp dưới đây:

  • Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng.
  • Thay đổi thông tin trên giấy phép hành nghề.
  • Hoặc có sai sót thông tin trên giấy phép hành nghề.
  • Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ.
  • Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền.
  • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề là bao lâu?

Căn cứ Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề thì kể từ thời điểm các bạn nộp đủ hồ sơ thì trong thời hạn 60 ngày các bạn sẽ được cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên, trong trường hợp các bạn là người nước ngoài cần phải xác minh thì thời gian cấp chứng chỉ hành nghề sẽ lâu hơn nhưng không quá 180 ngày.

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng điều trị và tính hợp pháp khi hành nghề trong lĩnh vực này. Nếu các bạn đang muốn theo đuổi nghề Y học cổ truyền, mong sở hữu chứng chỉ hành nghề, trước tiên cần đặt ra mục tiêu học tập, đồng thời lựa chọn ngôi trường theo học chất lượng để đảm bảo chuyên môn sau này.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những cơ sở đào tạo uy tín các bạn nên cân nhắc. Trường cung cấp chương trình đào tạo Y học cổ truyền hệ Trung cấp, giúp sinh viên trang bị kiến thức chuyên sâu về các phương pháp chữa bệnh cổ truyền, đồng thời đáp ứng các yêu cầu để xin cấp chứng chỉ hành nghề sau ra trường.

Trên đây là thông tin về chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ về tầm quan trọng tấm chứng chỉ này, từ đó nỗ lực để sở hữu nó và tiếp cận được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn. Chúc các bạn thành công!