Học Y học cổ truyền là một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai đam mê khám phá và thực hành các phương pháp điều trị truyền thống. Vậy ngành Y học cổ truyền học những môn gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Y học cổ truyền học những môn gì?

Y học cổ truyền là hệ thống tri thức Y tế lâu đời, phát triển dựa trên những nguyên lý và kinh nghiệm chữa bệnh từ xa xưa. Ngành này tập trung vào việc điều trị và phòng ngừa bệnh tật thông qua các phương pháp tự nhiên như thuốc thảo dược, châm cứu, xoa bóp, và các liệu pháp khác…. Y học cổ truyền không chỉ chú trọng đến triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến nguyên nhân sâu xa, tình trạng tổng thể của cơ thể và sự cân bằng âm dương.

Ngành Y học cổ truyền học những môn gì?
Ngành Y học cổ truyền học những môn gì?

Chương trình học ngành Y học cổ truyền bao gồm nhiều môn học đa dạng, mỗi môn đều đóng góp vào việc xây dựng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên.

Tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK) chương trình học xây dựng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học giúp sinh viên hình thành cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về lĩnh vực Y học cổ truyền. Cùng với đó là đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc thực hành và nâng cao kỹ năng tốt nhất.

Các môn học ngành Y học cổ truyền

Dưới đây là các môn học mà Bộ Y tế ban hành trong phạm vi ngành Y học cổ truyền để các bạn tham khảo:

  • Các môn giáo dục đại cương: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Tin học, Ngoại ngữ,…
  • Các môn Y học cơ sở ngành: Giải phẫu – Sinh lý, Vi sinh – Ký sinh trùng, Dược lý, Điều dưỡng cơ bản – Kỹ thuật điều dưỡng, Cấu cứu ban đầu, Quản lý và Tổ chức y tế, Truyền thống – Giáo dục sức khỏe,…
  • Các môn chuyên ngành Y học cổ truyền: Bệnh học Y học cổ truyền, Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Châm cứu, Xoa bóp – Bấm huyệt, Dưỡng sinh, Đông dược thừa kế, Bào chế đông dược, Bài thuốc cổ phương, Sinh lý bệnh, Bệnh học các bệnh chuyên khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Thực hành cộng đồng, Thực hành lâm sàng,…

Có thể thấy các môn học Y học cổ truyền được thiết kế bài bản, cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng về nguyên lý và phương pháp điều trị. Trong đó, các môn như Đông dược thừa kế, Bào chế đông dược, Châm cứu, Xoa bóp và bấm huyệt không chỉ giúp sinh viên nắm vững lý thuyết, mà còn phát triển kỹ năng thực hành cần thiết.

Chương trình đào tạo Y học cổ truyền đặc biệt chú trọng vào kiến thức và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế. Điều này tạo ra một nền tảng vững chắc giúp sinh viên phát triển tư duy phản biện và khả năng ứng dụng các nguyên lý Y học cổ truyền vào tình huống cụ thể.

Chương trình đào tạo thực hành

Ngoài các bài giảng lý thuyết, sinh viên ngành Y học cổ truyền được đào tạo thực hành trong môi trường lâm sàng. Cụ thể sinh viên Trung cấp Y học cổ truyền sẽ có cơ hội thực hành tại các bệnh viện và trung tâm y tế uy tín, nơi họ có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Chương trình đào tạo thực hành Y học cổ truyền
Chương trình đào tạo thực hành Y học cổ truyền

Qua những trải nghiệm thực tế, sinh viên sẽ tự tin hơn trong việc xử lý tình huống và chăm sóc bệnh nhân. Sự kết hợp này giúp sinh viên rèn luyện tay nghề, cung cấp những kinh nghiệm quý báu, đồng thời giúp các bạn chuẩn bị tốt cho sự nghiệp trong tương lai.

Các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn

Ngành Y học cổ truyền yêu cầu sự kết hợp kỹ năng chuyên môn và ký năng mềm một cách hoàn hào. Cụ thể chương trình đào tạo Y học cổ truyền yêu cầu phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp Y sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc.
  • Kỹ năng lắng nghe giúp xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa Y sĩ và bệnh nhân.
  • Kỹ năng làm việc nhóm giúp các chuyên gia Y tế phối hợp hiệu quả hơn trong điều trị.
  • Kỹ năng phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng góp phần quyết định hiệu quả điều trị.
  • Kỹ năng tư duy phản biện giúp Y sĩ phân tích và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau.

Hầu hết những kỹ năng nêu trên không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà còn giúp các bạn trở thành những Y sĩ chuyên nghiệp, tận tâm.

Lộ trình học tập ngành Y học cổ truyền qua các kỳ

Lộ trình học tập ngành Y học cổ truyền được thiết kế khoa học, chia thành các kỳ rõ ràng nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho sinh viên.

Tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch lộ trình Trung cấp Y học cổ truyền diễn ra trong 04 kỳ học, mỗi kỳ học trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên.

  • Ở kỳ học đầu tiên, sinh viên CBK được tìm hiểu về lịch sử, nguyên lý và khái niệm cơ bản của Y học cổ truyền qua các môn đại cương tạo nền tảng vững chắc cho những kỳ học tiếp theo.
  • Kỳ học thứ 2, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp chẩn đoán và điều trị trong Y học cổ truyền tại các phòng lab, phòng thực hành. Đây là giai đoạn quan trọng để sinh viên rèn luyện kỹ năng lâm sàng.
  • Kỳ học thứ 3 đến kỳ 4, chương trình học tập trung vào thực hành lâm sàng tại bệnh viện và phòng khám nơi sinh viên sẽ được tiếp xúc với bệnh nhân và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Lộ trình học tập ngành Y học cổ truyền qua các kỳ được thiết kế bài bản
Lộ trình học tập ngành Y học cổ truyền qua các kỳ được thiết kế bài bản

Bên cạnh đó, trong thời gian học tập tại trường, sinh viên tại CBK còn được đi thực hành tại các bệnh viện lớn tại TPHCM với chương trình thực hành như sau:

STT Môn thực hành – thực tập Năm học Bệnh viện
1 Thực hành bệnh viện – Bệnh học YHHĐ I

– Nội khoa

– Nhi khoa

Học kỳ 2 – Năm thứ nhất Bệnh viện đa khoa Thành phố/Tỉnh/Q-H (Khoa nội – nhi)
2 Thực hành bệnh viện – Bệnh học YHHĐ II

– Ngoại khoa

– Phụ khoa

Học kỳ 2 – Năm thứ nhất Bệnh viện đa khoa Thành phố/Tỉnh/Q-H (Khoa ngoại – phụ sản)
3 Thực tập bệnh viện – Bệnh học YHCT I

– Nội khoa

– Nhi khoa

Học kỳ 3 – Năm thứ hai Bệnh viện YHCT hoặc Bệnh viện đa khoa có khoa YHCT Nội – Nhi
4 Thực tập bệnh viện – Bệnh học YHCT II

– Ngoại khoa

– Phụ khoa

Học kỳ 3 – Năm thứ hai Bệnh viện YHCT hoặc Bệnh viện đa khoa có khoa Ngoại – Phụ sản
5 Thưc tập bệnh viện: Xoa bóp – Bấm huyệt Học kỳ 3 – Năm thứ hai Bệnh viện YHCT hoặc Bệnh viện đa khoa có khoa YHCT và CC – XB – BH
6 Thực hành cộng đồng (YHCT) Học kỳ 4 – Năm thứ hai Trung tâm y tế Q/H; Trạm y tế xã/phường
7 Thực tập tốt nghiệp Học kỳ 4 – Năm thứ hai Bệnh viện YHCT/ Khoa YHCT của Bệnh viện đa khoa

Thông qua lộ trình các kỳ học, chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch càng được khẳng định, với 70% thời gian học tập dành cho thực hành, sinh viên sẽ có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tế. Các buổi thực hành tại phòng khám, bệnh viện hoặc cơ sở y học cổ truyền giúp sinh viên trau dồi kỹ năng Chẩn đoán, Bấm huyệt – Xoa bóp và Điều trị bằng thảo dược đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho 100% sinh viên CBK được hoàn thiện nâng cao khả năng chuyên môn.

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên tốt nghiệp CKB có nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú. Các bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y học cổ truyền hoặc thậm chí tự mở cơ sở chữa bệnh riêng. Với sự gia tăng nhu cầu về Y học cổ truyền trong xã hội hiện đại, cơ hội phát triển nghề nghiệp là rất lớn.

Nếu các bạn quan tâm đến chương trình học ngành Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, hãy đăng ký ngay để được tư vấn chi tiết về tuyển sinh và cơ hội học tập. Hãy chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức vững chắc để thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền!

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp “Ngành Y học cổ truyền học những môn gì?” mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành, từ đó có định hướng tương lai đúng đắn.