Học ngành Y thi khối nào?
Để bắt đầu một hành trình trong ngành Y, việc xác định khối thi phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Ngành Y không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn yêu cầu các thí sinh phải lựa chọn đúng khối thi ngay từ khi bước vào kỳ thi tuyển sinh.
Ngành Y hiện nay xét tuyển thông qua nhiều tổ hợp môn khác nhau, chủ yếu thuộc các khối A, B, C và D, mỗi khối có những môn học đặc trưng. Các khối thi này không chỉ phản ánh yêu cầu về kiến thức cơ bản mà còn phù hợp với các lĩnh vực chuyên sâu trong ngành Y, từ Y khoa, Dược học đến Điều dưỡng, Y học cổ truyền… Vậy cụ thể ngành Y thi khối nào?
Ngành Y hiện xét tuyển các tổ hợp môn như sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hoá học)
- Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- Khối B00 (Toán, Hoá học, Sinh học)
- Khối B01 (Toán, Sinh học, Lịch sử)
- Khối B03 (Toán, Ngữ văn, Sinh học)
- Khối B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật)
- Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
- Khối C08 (Ngữ văn, Hoá học, Sinh học)
- Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Các khối thi này tùy thuộc vào từng trường và ngành học cụ thể sẽ có sự thay đổi hoặc bổ sung thêm. Do đó, các bạn thí sinh cần tham khảo thông tin tuyển sinh cụ thể của các trường để biết rõ tổ hợp môn xét tuyển ngành Y mà mình quan tâm.
Xem thêm Ngành Y gồm những nghề nào? Cơ hôi nghề nghiệp khi học Y ra sao?
Thi ngành Y cần bao nhiêu điểm?
Điểm xét tuyển vào ngành Y thường khá cao, vì ngành này luôn có số lượng thí sinh đăng ký đông và có tính cạnh tranh lớn. Các bạn cần tham khảo điểm chuẩn các năm trước của trường mà bạn dự định đăng ký để đánh giá mức độ cạnh tranh và xác định xem khối thi của mình có đủ khả năng để đạt điểm chuẩn hay không?
Theo thống kê của các trường Đại học trong năm 2024, điểm chuẩn vào các ngành Y khoa, Dược học, Điều dưỡng và các ngành y tế khác dao động từ 19 đến 29 điểm, tùy thuộc vào tổ hợp môn và các yếu tố như độ khó của đề thi, số lượng thí sinh đăng ký, và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Dưới đây là một số thông tin tham khảo về điểm chuẩn ngành Y 2024:
STT | Tên trường | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
1 | Đại học Y Hà Nội | B00, B08, C00, D01 | 19 – 28.83 |
2 | Đại học Y Dược – ĐHQGHN | A00, B00 | 24.49 -27.15 |
3 | Đại học Y Dược TP. HCM | A00, B00 | 21.45 – 27.80 |
4 | Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch | A00, B00, B03 | 22.40 – 26.57 |
5 | Đại học Y Dược Huế | A00, B00, B08 | 19 – 26.30 |
6 | Học viện Quân Y | A00, B00 | 24.12 – 27.49 |
7 | Đại học Y Dược Vinh | A00, B00 | 19 – 24.85 |
8 | Đại học Y Dược Thái Bình | A00, B00 | 19.15 – 26.17 |
Bên cạnh điểm thi THPT, tại một số trường Đại học có thể yêu cầu thí sinh tham gia thêm kỳ thi đánh giá năng lực hoặc cần có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS hoặc SAT đối với các ngành có liên quan đến việc nghiên cứu hoặc điều trị quốc tế.
Do đó, các thí sinh cần phải chuẩn bị kỹ càng cho cả các yêu cầu phụ trong quá trình xét tuyển để có thêm cơ hội trúng tuyển.
Nếu các bạn thấy học lực mình không đủ, có thể xem xét tham khảo các trường Cao đẳng, hầu hết các trường này đều xét tuyển thẳng đối với thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Một số trường tiêu biểu trong khối Y dược có thể kể đến như: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Dược Pasteur,…
Yêu cầu với người học ngành Y
Ngành Y là một lĩnh vực đòi hỏi sự kiên trì, sự chăm chỉ và những phẩm chất đặc biệt. Để theo học và thành công trong ngành này, sinh viên không chỉ cần có kiến thức vững vàng mà còn phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:
Sức khỏe và thể lực tốt
Ngành Y có khối lượng kiến thức vô cùng lớn và yêu cầu sinh viên liên tục học hỏi, nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt, sinh viên ngành Y phải tham gia các tiết thực hành dày đặc, các ca trực xuyên suốt, làm việc với cường độ cao.
Những yêu cầu này đòi hỏi sinh viên phải có thể lực tốt, sức khỏe bền bỉ và tinh thần vững vàng để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe trong quá trình học tập và thực hành.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Y không chỉ học để nắm vững kiến thức, mà còn phải được đào tạo để trở thành những Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng viên có khả năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
Việc chăm sóc người bệnh, làm việc trong môi trường y tế đầy căng thẳng và áp lực đòi hỏi sinh viên ngành Y phải luôn duy trì thể lực tốt và có sức khỏe để đảm nhận những công việc quan trọng và có ý nghĩa này.
Học lực
Kiến thức trong ngành Y rất rộng và phức tạp, đồng thời thời gian đào tạo kéo dài, vì vậy người học cần có nền tảng học lực vững chắc.
Điểm đầu vào của ngành Y thường ở mức cao, vì thế những ai muốn theo đuổi ngành này cần kiên trì học tập, nâng cao trình độ và duy trì học lực khá giỏi trở lên.
Mặc dù hiện nay nhiều trường đã linh hoạt trong phương thức tuyển sinh, như xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT, giúp giảm bớt áp lực thi cử cho thí sinh, nhưng điều này không có nghĩa là các bạn có thể lơ là việc học. Các trường vẫn giữ mức điểm chuẩn nhất định cho hình thức xét tuyển này.
Yêu cầu về tài chính
Ngoài những yếu tố về thể lực và học lực, tài chính là một yếu tố quan trọng khi theo đuổi ngành Y.
Học phí ngành Y Dược thường dao động từ 17 triệu đến 200 triệu đồng mỗi năm, tùy vào trường và ngành học. Các ngành nổi bật như Y khoa, Dược học có mức học phí cao hơn, khoảng 55 triệu đến 84.7 triệu đồng/năm. Riêng các chương trình học liên kết quốc tế, học phí có thể lên đến hơn 200 triệu đồng/năm.
Ngoài học phí, thời gian học để có thể trở thành Bác sĩ, Y sĩ hay Điều dưỡng viên cũng kéo dài từ 08 – 09 năm, bao gồm cả thời gian thực tập và thực hành.
Vì vậy, các bạn muốn theo đuổi ngành Y cần chuẩn bị tài chính một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo có thể học tập và hoàn thành khóa học.
Song, nếu chọn học tại các trường Cao đẳng Y Dược, mức học phí sẽ thấp hơn đáng kể, với khoảng từ 12 – 18 triệu đồng mỗi năm. Học Cao đẳng ngành Y có thể giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong suốt quá trình học tập.
Phẩm chất đạo đức
Ngành Y là ngành đặc biệt, trực tiếp liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và bảo vệ tính mạng con người. Do đó, những người làm trong ngành này phải có trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần phục vụ người bệnh.
Sinh viên ngành Y cần phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, luôn phấn đấu vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bác Hồ đã dạy: “Lương y như từ mẫu”, nghĩa là người thầy thuốc phải luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, với tâm huyết và tình thương yêu vô bờ bến.
Ngoài ra, sự thật thà, đoàn kết và lòng nhân ái cũng là những phẩm chất quan trọng cần có trong nghề Y. Sinh viên ngành Y cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình để trở thành những người thầy thuốc đáng tin cậy, luôn tận tâm vì sức khỏe cộng đồng.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp câu hỏi “Ngành Y thi khối nào? Cần bao nhiêu điểm?” mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn nắm rõ các tổ hợp môn xét tuyển mà các trường áp dụng, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chúc các bạn thành công!