Trong hệ thống y tế Việt Nam, vai trò của Y sĩ đa khoa rất quan trọng, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt câu hỏi liệu Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không, vì theo thông tin phổ biến, việc mở phòng khám thường được hiểu là quyền hạn của Bác sĩ. Vậy thực tế như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều kiện pháp lý để mở phòng khám hiện nay
Trước khi quyết định mở một phòng khám, các cá nhân, tổ chức cần phải hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập và hoạt động phòng khám.
Phòng khám đa khoa là một trong những hình thức tổ chức của loại hình phòng khám theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. So với quy định cũ tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, đây là một trong những loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được pháp luật quy định.
Theo Điều 49 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, để được hoạt động, phòng khám đa khoa phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động và phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 trong quá trình hoạt động.
Điều kiện mở phòng khám
Để mở một phòng khám cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Phải có khu vực tiệt trùng và xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với đơn vị y tế khác để tiệt trùng).
Trang thiết bị y tế
- Phòng khám phải có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.
- Cơ sở khám và điều trị bệnh nghề nghiệp: Ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
- Nếu phòng khám có tư vấn sức khỏe qua phương tiện công nghệ thông tin – viễn thông, không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế theo quy định. Tuy nhiên, cần có đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông, cùng với thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đã đăng ký.
Nhân sự
Mỗi cơ sở khám chữa bệnh phải có một cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Người này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Có tối thiểu 36 tháng hành nghề khám chữa bệnh kể từ khi cấp chứng chỉ hành nghề, hoặc có ít nhất 54 tháng tham gia trực tiếp khám chữa bệnh.
- Việc phân công và bổ nhiệm cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn phải được thể hiện qua văn bản.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì các nhân sự khác trong cơ sở y tế, nếu tham gia khám chữa bệnh, cần có chứng chỉ hành nghề và chỉ được hành nghề trong phạm vi công việc được phân công.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn sẽ phân công nhiệm vụ cho nhân viên, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ chuyên môn của họ, thông qua văn bản.
Có thể bạn chưa biết Phạm vi hành nghề và chức năng nhiệm vụ của Y sĩ đa khoa
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám
Để phòng khám được cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Quy mô phòng khám đa khoa
- Phòng khám phải có ít nhất hai trong bốn chuyên khoa sau: nội, ngoại, sản, nhi.
- Phòng khám cần có bộ phận cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Cơ sở vật chất
Phòng khám phải có các khu vực chức năng như:
- Phòng cấp cứu, phòng khám chuyên khoa, phòng lưu bệnh nhân và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu).
- Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cần thiết.
Thiết bị y tế
- Phòng khám phải có hộp thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Nhân sự
- Số lượng bác sĩ khám và chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải chiếm ít nhất 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề tại phòng khám đa khoa.
- Các bác sĩ phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.
Có thể thấy việc mở và vận hành một phòng khám đa khoa không phải là một nhiệm vụ đơn giản, mà yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận từ cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực cho đến các trang thiết bị y tế. Vậy với với chức danh Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?
Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?
Dựa trên các điều kiện đã được đề cập, có thể kết luận rằng Y sĩ đa khoa không đủ điều kiện để mở phòng khám đa khoa, vì chỉ những người có chức danh Bác sĩ mới có quyền đăng ký và duy trì giấy phép hoạt động phòng khám.
Tuy nhiên, nếu bạn là Y sĩ đa khoa và mong muốn mở phòng khám, đừng quá lo lắng, vì vẫn có những cách để hiện thực hóa ước mơ này.
Bạn có thể quan tâm tới Mức lương Y sĩ đa khoa là bao nhiêu? Thu nhập có cao không?
Làm thế nào mở phòng khám cho Y sĩ đa khoa?
Y sĩ đa khoa có thể mở phòng khám nếu hoàn thành chương trình liên thông lên Bác sĩ đa khoa để nâng cao trình độ và đáp ứng những điều kiện sau:
- Thực hành tại bệnh viện: Y sĩ cần có ít nhất 12 tháng thực hành tại bệnh viện để đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ đa khoa và chính thức được phép hoạt động.
- Thực hành khám chữa bệnh: Đối với Y sĩ trình độ Trung cấp, yêu cầu là phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện, phòng khám, hoặc nhà hộ sinh.
- Không vi phạm pháp luật: Cá nhân hành nghề không được có tiền án, tiền sự, không bị cấm hành nghề, hoặc đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
- Y sĩ cơ hữu tại phòng khám: Người đứng đầu phòng khám phải là Y sĩ đa khoa có giấy chứng nhận hành nghề, và có trách nhiệm chính trong việc điều hành hoạt động của phòng khám.
- Đánh giá năng lực hành nghề: Cá nhân hành nghề cần phải vượt qua kỳ kiểm tra đánh giá năng lực và đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.
- Đối với Y sĩ nước ngoài: Y sĩ nước ngoài cần có chứng chỉ tiếng Việt đạt yêu cầu theo quy định để có thể hành nghề tại Việt Nam.
Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên và hoàn thành chương trình liên thông lên Đại học, các bạn hoàn toàn có thể xin cấp giấy phép mở phòng khám và bắt đầu hoạt động.
Trong đó, trình độ chuyên môn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì vậy, trước khi quyết định theo học tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào, các bạn thí sinh nên nghiên cứu kỹ về chất lượng đào tạo và cơ hội nghề nghiệp để đảm bảo khả năng hành nghề trong tương lai.
Nếu các bạn đang tìm kiếm một cơ sở đào tạo uy tín để phát triển nghề nghiệp, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại TPHCM (CBK) là sự lựa chọn lý tưởng.
Với chương trình đào tạo bài bản, sinh viên CBK không chỉ học được kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu hành nghề y tế.
Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được nhận bằng Y sĩ đa khoa chính quy, có thể liên thông để nâng cao trình độ và đáp ứng đủ các điều kiện mở phòng khám hợp pháp.
Trong năm 2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh ngành Cao đẳng Y sĩ đa khoa theo hình thức xét tuyển thẳng đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tương đương. Những thí sinh có mong muốn tham gia có thể thực hiện đăng ký trực tuyến qua website chính thức của trường.
Một số câu hỏi khác liên quan Y sĩ đa khoa mở phòng khám
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khác liên quan đến việc mở phòng khám của Y sĩ đa khoa:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám Y sĩ đa khoa bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng khám y sỹ đa khoa bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
- Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Cá nhân hành nghề với chức danh Y sĩ đa khoa có cần đăng ký hành nghề không?
Theo Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đăng ký hành nghề là một trong những điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh, trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 36 không phải đăng ký hành nghề.
Như vậy, phòng khám đa khoa thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình bằng việc gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Trên đây là thông tin chia sẻ giải đáp câu hỏi liệu Y sĩ đa khoa có thể mở phòng khám cùng những vấn đề xoay quanh khác. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn nắm rõ các điều kiện cần thiết để mở phòng khám, từ đó có thể xây dựng kế hoạch học tập hợp lý và đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn.