Phạm vi hành nghề Dược là nội dung quan trọng mà bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực Dược phẩm cũng cần nắm rõ. Vậy cụ thể phạm vi hành nghề Dược quy định như thế nào? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu chi tiết quy định về phạm vi hành nghề Dược trong bài viết dưới đây!

Quy định phạm vi hành nghề Dược đối với người có chứng chỉ hành nghề Dược

Theo quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016, một số vị trí công việc trong lĩnh vực Dược bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề Dược mới được phép đảm nhiệm. Cụ thể bao gồm:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh Dược.

– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

– Người phụ trách công tác Dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, những người có chứng chỉ hành nghề Dược sẽ được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và trình độ chuyên môn của mình.

Quy định phạm vi hành nghề Dược với người có chứng chỉ

Tuy nhiên, để hiểu chính xác phạm vi hành nghề ở đây là gì, cần căn cứ thêm tại Khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016. Theo đó, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược là phải có văn bằng chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí làm việc và loại hình cơ sở hành nghề Dược.

Nói cách khác, người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược chỉ được thực hiện các hoạt động nằm trong phạm vi chuyên môn ghi trên chứng chỉ, phù hợp với trình độ đào tạo và kinh nghiệm thực hành. Mọi hoạt động vượt ra ngoài phạm vi này đều có thể bị coi là hành nghề trái phép và vi phạm pháp luật.

Việc tuân thủ đúng phạm vi hành nghề không chỉ là yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý, mà còn là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn, an toàn cho người bệnh và sự phát triển bền vững của ngành Dược.

Bạn có thể quan tâm tới 7 Nguyên tắc Đạo đức hành nghề Dược cần phải nắm rõ

Để có thể lấy được chứng chỉ hành nghề Dược thì cần học gì?

Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược, trước hết, các bạn phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn và thời gian thực hành tại các cơ sở Dược hợp pháp. Điều này không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lý, mà còn là nền tảng cần thiết để đảm bảo người hành nghề có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn.

Hiện nay, con đường phổ biến nhất để lấy chứng chỉ hành nghề Dược là theo học một trong hai hệ đào tạo chính:

  • Cao đẳng Dược chính quy: Thời gian đào tạo 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, người học cần tiếp tục thực hành tối thiểu 2 năm tại cơ sở hành nghề Dược phù hợp. Ưu điểm của lộ trình này là thời gian học ngắn, chi phí hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động;
  • Đại học Dược: Thời gian đào tạo 5 – 6năm. Sau khi tốt nghiệp, người học thực hành chuyên môn ít nhất 2 năm trước khi đủ điều kiện nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Đây là lộ trình phù hợp cho những ai muốn phát triển sự nghiệp chuyên sâu hơn trong ngành.

Lưu ý rằng thời gian thực hành chuyên môn là bắt buộc và phải được xác nhận bởi cơ sở có chức năng hành nghề Dược. Nội dung thực hành cần phù hợp với lĩnh vực công việc các bạn dự định đảm nhiệm sau này như bán lẻ thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, kiểm nghiệm, sản xuất hay quản lý Dược.

Một số câu hỏi khác liên quan đến phạm vi hành nghề Dược

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết để các bạn dễ hình dung hơn về quy định pháp luật cũng như hướng đi phù hợp với từng trường hợp cụ thể:

Có được chuyển đổi chứng chỉ hành nghề Dược khi học liên thông lên Đại học không?

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 26 Luật Dược 2016;
  • Điều 5 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
  • Khoản 4 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

– Hồ sơ đề nghị điều chỉnh chứng chỉ hành nghề gồm:

  • Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề Dược thực hiện theo Mẫu số 05;
  • Đơn đề nghị Điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề Dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp Đại học Được;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp;
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề Dược đã cấp;

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Nơi nộp hồ sơ: Sở y tế

Như vậy nếu các bạn hiện đang có chứng chỉ hành nghề Dược trình độ Trung cấp, các bạn muốn học liên thông lên Đại học ngành Dược. Như vậy khi học xong Đại học thì các bạn có thể chuyển đổi chứng chỉ hành nghề Dược hiện tại.

Muốn chuyển đổi thì các bạn đáp ứng điều kiện thực hành chuyên môn đối với trình độ Đại học. Các bạn thực hiện theo thủ tục trên để được chuyển đổi chứng chỉ hành nghề.

Có bằng Đại học chuyên ngành Y đa khoa phải thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược làm việc trong cơ sở kiểm nghiệm vắc xin?

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016, khoản 2 Điều 19 Luật Dược 2016 thì điều kiện để trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn tại cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm gồm:

– Phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Sinh học.

– Thời gian thực hành chuyên môn: 03 năm.

– Nội dung thực hành chuyên môn: (khoản 7 Điều 20 Nghị định 54/2017/NĐ-CP) 01 trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:

  • Kiểm nghiệm thuốc, kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc;
  • Kiểm định vắc xin, sinh phẩm;
  • Nghiên cứu liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm;
  • Bảo quản thuốc có phạm vi là vắc xin, sinh phẩm;
  • Quản lý dược tại cơ quan quản lý về Dược.

Như vậy, theo quy định trên đây thì nếu như các bạn đã tốt nghiệp Y đa khoa, muốn được làm việc trong có cơ sở kiểm nghiệm vắc xin thì các bạn phải thực hành chuyên môn 03 năm. Nội dung thực hành chuyên môn gồm 01 trong các nội dung được nêu trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phạm vi hành nghề Dược được tổng hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn cái nhìn đầy đủ, dễ hiểu và thực tế về các vấn đề xoay quanh phạm vi hành nghề Dược.