Bạn đang quan tâm đến khối B nhưng chưa rõ khối B gồm những môn nào, xét tuyển ngành gì và có thể thi vào trường nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá toàn diện về khối B giúp các bạn định hướng đúng đắn cho kỳ tuyển sinh Đại học 2025!

Khối B gồm những môn nào?

Khối B bao gồm 3 môn chính:

  • Toán học;
  • Hóa học;
  • Sinh học.

Không còn giới hạn trong 3 môn quen thuộc, khối B hiện nay đã được mở rộng thành nhiều tổ hợp môn khác nhau nhằm phù hợp hơn với khả năng và định hướng của từng thí sinh.

Cụ thể, các tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối B xét tuyển mới như sau:

  • Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học;
  • Khối B01: Toán học, Sinh học, Lịch sử;
  • Khối B02: Toán học, Sinh học, Địa lí;
  • Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ văn;
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, Giáo dục công dân;
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh.

Việc mở rộng các tổ hợp môn khối B không chỉ tạo thêm cơ hội cho thí sinh mà còn thể hiện sự linh hoạt trong định hướng giáo dục – phù hợp với xu thế tuyển sinh hiện đại.

Dù các bạn mạnh ở môn nào trong tổ hợp, điều quan trọng là biết cách phát huy thế mạnh và chọn đúng tổ hợp phù hợp với ngành học mơ ước. Bởi mỗi lựa chọn hôm nay chính là bước đệm cho hành trình nghề nghiệp sau này.

Bạn yêu thích giải phương trình, đam mê khám phá thế giới sinh học, hay tò mò về những phản ứng hóa học kỳ diệu? Nếu “có” là câu trả lời, thì khối B chắc chắn là chiếc chìa khóa vàng dành cho bạn trên con đường chinh phục cánh cổng Đại học.

Khối B gồm những môn nào?
Khối B gồm những môn nào?

Khối B gồm những ngành nào?

Khi nhắc đến khối B, nhiều người thường nghĩ ngay đến các ngành Y – Dược “hot hit”. Nhưng sự thật là thế giới ngành học của khối B rộng lớn hơn nhiều – trải dài từ Y tế, Nông nghiệp, Công nghệ đến Giáo dục, Môi trường và Kỹ thuật. Điều này đồng nghĩa với việc

Dưới đây là danh sách những ngành học tiêu biểu xét tuyển theo khối B để các bạn dễ dàng tham khảo và chọn hướng đi phù hợp:

STT

Tên ngành STT Tên ngành
01 An toàn thông tin 02

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

03

Bản đồ học 04 Kỹ thuật hình ảnh Y học
05 Bảo vệ thực vật 06

Kỹ thuật Hóa học

07

Bệnh học thủy sản 08 Kỹ thuật in
09 Chăn nuôi 10

Kỹ thuật máy tính

11

Công nghệ chế biến lâm sản 12 Kỹ thuật môi trường
13 Công nghệ chế tạo máy 14

Kỹ thuật nhiệt

15

Kỹ thuật điện tử – viễn thông 16 Kỹ thuật phục hình răng
17 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 18

Kỹ thuật phục hồi chức năng

19

Công nghệ kỹ thuật ô tô 20 Kỹ thuật sinh học
21 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 22

Kỹ thuật tài nguyên nước

23

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 24 Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
25 Công nghệ sau thu hoạch 26

Kỹ thuật vật liệu

27

Công nghệ sinh học 28 Kỹ thuật xây dựng
29 Công nghệ thông tin 30

Kỹ thuật xét nghiệm y học

31

Công nghệ thực phẩm 32 Kỹ thuật y sinh
33 Địa chất học 34

Lâm học (Lâm nghiệp)

35

Điều dưỡng 36 Lâm nghiệp đô thị
37 Dinh dưỡng 38

Nông học

39

Dược học 40 Nông nghiệp
41 Giáo dục đặc biệt 42

Nuôi trồng thủy sản

43

Hải dương học 44 Phát triển nông thôn
45 Hộ sinh 46

Quản lý bệnh viện

47

Hóa dược 48 Quản lý đất đai
49 Hóa học 50

Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)

51

Kế toán 52 Quản lý tài nguyên và môi trường
53 Khai thác thủy sản 54

Quản lý thủy sản

55

Khí tượng và khí hậu học 56 Răng – Hàm – Mặt
57 Khoa học cây trồng 58

Sinh học

59

Khoa học đất 60 Sinh học ứng dụng
61 Khoa học môi trường 62

Sư phạm công nghệ

63

Khoa học tính toán 64 Sư phạm Hóa học
65 Khoa học vật liệu 66

Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp

67

Khuyến nông 68 Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
69 Kinh tế đầu tư 70

Sư phạm Sinh học

71

Kinh tế nông nghiệp 72 Tâm lý học
73 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 74

Thú y

75

Kỹ thuật cấp thoát nước 76 Thủy văn học
77 Kỹ thuật cơ điện tử 78

Toán ứng dụng

79

Kỹ thuật cơ khí 80 Y đa khoa
81 Kỹ thuật địa chất 82

Y học cổ truyền

83

Kỹ thật điện 84

Y học dự phòng

Nhìn chung, khối B có hàng chục hướng đi, dù các bạn muốn trở thành Bác sĩ, Nhà nghiên cứu sinh học, Kỹ sư công nghệ sinh học, Nhà giáo hay Chuyên gia môi trường, khối B đều có ngành học phù hợp để các bạn theo đuổi.

Quan trọng là các bạn cần xác định rõ đam mê, hiểu năng lực bản thân và lựa chọn ngành phù hợp với xu hướng nghề nghiệp tương lai.

Các bạn thí sinh có vô số lựa chọn để xây dựng tương lai phù hợp với sở thích và thế mạnh cá nhân với khối B
Các bạn thí sinh có vô số lựa chọn để xây dựng tương lai phù hợp với sở thích và thế mạnh cá nhân với khối B

Học khối B thi được những trường nào?

Các bạn đã xác định rõ niềm đam mê với khối B, biết mình yêu thích lĩnh vực nào, nhưng vẫn băn khoăn không biết nên nộp hồ sơ vào trường nào?

Dưới đây là danh sách những trường Đại học tuyển sinh khối B uy tín trên toàn quốc, được chia theo từng khu vực để bạn dễ dàng lựa chọn dựa trên sở thích, năng lực học tập và điều kiện cá nhân.

Khu vực miền Bắc

Miền Bắc là cái nôi đào tạo Y – Dược và các ngành khoa học tự nhiên với nhiều trường Đại học danh tiếng lâu đời. Nếu các bạn ở phía Bắc hoặc muốn học tập tại đây, có thể tham khảo các trường như:

  • Học viện Quân Y – Hệ Quân Sự;
  • Đại học Y Hà Nội;
  • Khoa Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội;
  • Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự;
  • Đại học Y Dược Thái Bình;
  • Đại học Y Tế Công Cộng;
  • Đại học Y Hải Phòng;
  • Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam;
  • Đại học Y Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên;
  • Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội;
  • Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai;
  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội;
  • Đại học Sư Phạm Hà Nội;
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội;
  • Đại học Thành Đô;
  • Đại học Tân Trào;
  • Đại học Nguyễn Trãi;
  • Đại học Đại Nam;
  • Đại học Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội;
  • Đại học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội;
  • Đại học Thái Bình;
  • Đại học Kiến Trúc Hà Nội;
  • Đại học Công Nghiệp Hà Nội;
  • Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên;
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội;
  • Khoa Quốc Tế – ĐH Thái Nguyên;
  • Đại học Sư Phạm Thái Nguyên;
  • Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
  • Đại học Công Nghệ Đông Á;
  • Đại học Hải Phòng;
  • Đại học Kinh Tế Quốc Dân;
  • Đại học Dân Lập Hải Phòng;
  • Đại học Sư Phạm Hà Nội 2;
  • Đại học Công Nghiệp Việt Trì;
  • Đại học Thăng Long;
  • Đại học Hải Dương;
  • Học viện Nông Nghiệp Việt Nam;
  • Đại học Dân Lập Phương Đông;
  • Đại học Điều Dưỡng Nam Định;
  • Đại học Mỏ Địa Chất;
  • Đại học Hạ Long;
  • Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1);
  • Đại học Sao Đỏ;
  • Đại học Hòa Bình;
  • Đại học Hùng Vương;
  • Đại học Dân Lập Đông Đô;
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên;
  • Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương;
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định;
  • Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp;
  • Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội;
  • Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên.

Khu vực miền Trung

Miền Trung có hệ thống Đại học phát triển đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh cả về năng lực học lẫn điều kiện kinh tế:

  • Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng;
  • Đại học Y Khoa Vinh;
  • Đại học Yersin Đà Lạt;
  • Đại học Y Dược – ĐH Huế;
  • Đại học Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng;
  • Đại học Sư Phạm – ĐH Huế;
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh;
  • Khoa Công Nghệ – ĐH Đà Nẵng;
  • Đại học Phan Châu Trinh;
  • Đại học Quảng Bình;
  • Đại học Quảng Nam;
  • Đại học Quang Trung;
  • Đại học Quy Nhơn;
  • Đại học Tây Nguyên;
  • Đại học Vinh;
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị;
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai;
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận.

Khu vực miền Nam

Miền Nam là vùng đất năng động, hiện đại và quy tụ nhiều trường Đại học chất lượng, đặc biệt phù hợp với thí sinh mong muốn học tập trong môi trường năng động, thực hành nhiều:

  • Khoa Y – ĐHQG TPHCM;
  • Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch;
  • Đại học Y Dược TPHCM;
  • Đại học Y Dược Cần Thơ;
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM;
  • Đại học Công Nghệ Miền Đông;
  • Đại học Công Nghệ Đồng Nai;
  • Đại học Quốc Tế – ĐHQG TPHCM;
  • Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM;
  • Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM;
  • Đại học Tài Nguyên Môi Trường TPHCM;
  • Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An;
  • Đại học Sư Phạm TPHCM;
  • Đại học Hùng Vương TPHCM;
  • Đại học Mở TPHCM;
  • Đại học Nông Lâm TPHCM;
  • Đại học Công Nghiệp TPHCM;
  • Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM;
  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TPHCM;
  • Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQG TPHCM;
  • Đại học Văn Hiến;
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu;
  • Đại học Bình Dương;
  • Đại học Bạc Liêu;
  • Đại học Cửu Long;
  • Đại học Lạc Hồng;
  • Đại học Nam Cần Thơ;
  • Đại học Công Nghệ Sài Gòn;
  • Đại học Tây Đô;
  • Đại học Văn Lang;
  • Đại học Quốc Tế Miền Đông;
  • Đại học Cần Thơ;
  • Đại học An Giang;
  • Đại học Xây Dựng Miền Tây;
  • Đại học Sài Gòn;
  • Đại học Thủ Dầu Một;
  • Đại học Tôn Đức Thắng;
  • Đại học Võ Trường Toản;
  • Đại học Tiền Giang;
  • Đại học Đồng Tháp;
  • Đại học Đồng Nai;
  • Đại học Trà Vinh;
  • Đại học Kiên Giang;
  • Đại học Quốc Tế Hồng Bàng;
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long.

Trên đây là thông tin chi tiết về khối B, từ tổ hợp môn thi, các ngành học liên quan đến danh sách các trường tuyển sinh trên toàn quốc mà ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về khối B, từ đó tự tin lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực và đam mê của mình.