Trong bối cảnh ngành Y tế ngày càng phát triển và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, Điều dưỡng đang trở thành một nghề có tầm quan trọng đặc biệt. Vậy Cử nhân Điều dưỡng là gì? Là hạng mấy và có những hệ đào tạo nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cử nhân Điều dưỡng là gì?
Cử nhân Điều dưỡng là những người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng ở hệ Đại học (4 năm) hoặc ở Cao đẳng (3 năm). Họ được đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức về sức khỏe và các kỹ năng chăm sóc bệnh nhân mà còn trang bị những hiểu biết sâu rộng về khoa học y học, tâm lý học và kỹ năng giao tiếp.
Để có thể trở thành một Cử nhân Điều dưỡng giỏi, các bạn cần phải có những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân: Là khả năng chăm sóc bệnh nhân trong các tình huống khác nhau, từ việc thay băng, tiêm thuốc đến các kỹ thuật chăm sóc phục hồi chức năng.
- Kỹ năng giao tiếp: Điều dưỡng cần giao tiếp tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp, giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chính xác.
- Kỹ năng quan sát và phân tích: Cần có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý hoặc biến chứng để kịp thời can thiệp.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong môi trường bệnh viện, Điều dưỡng cần phối hợp với các bác sĩ, kỹ thuật viên, và nhân viên y tế khác để đảm bảo chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
Phân hệ Cử nhân Điều dưỡng
Cử nhân Điều dưỡng hiện nay có hai hệ đào tạo là hệ Cao đẳng và hệ Đại học. Mỗi hệ đào tạo này đều có những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt, giúp người học có thể lựa chọn theo nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Hệ Cao đẳng Điều dưỡng
Nhiều người có quan niệm rằng chỉ những sinh viên tốt nghiệp Điều dưỡng hệ Đại học mới được gọi là Cử nhân Điều dưỡng.
Thực tế, khi hoàn thành chương trình Cao đẳng Điều dưỡng, các bạn sẽ được gọi là Cử nhân Điều dưỡng Cao đẳng và đạt “Danh hiệu Cử nhân Thực hành”.
Cao đẳng Điều dưỡng chính quy thường có thời gian học từ 03 năm, thích hợp với những bạn muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động. Hệ này giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và thực hành các kỹ thuật Điều dưỡng.
Hệ Đại học Điều dưỡng
Hệ Đại học Điều dưỡng có thời gian đào tạo dài từ 04 – 05 năm, với chương trình học chuyên sâu, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Sinh viên sẽ được học các kiến thức y học cơ bản, cùng các môn học chuyên ngành như Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng chăm sóc người già,… Sau khi hoàn thành chương trình, tốt nghiệp Đại học các bạn sẽ được gọi là Cử nhân Điều dưỡng Đại học.
Cử nhân Điều dưỡng là hạng mấy?
Theo khung tiêu chuẩn quy định tại thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT0BNV, giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ký ngày 07/10/2015, hiện nay, Cử nhân Điều dưỡng được phân thành các hạng mức khác nhau gồm:
- Điều dưỡng viên hạng II (Mã số: V.08.05.11)
- Điều dưỡng viên hạng III (Mã số: V.08.05.12)
- Điều dưỡng viên hạng IV (Mã số: V.08.05.13)
Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng II, III và IV tương tự nhau cụ thể nhiệm vụ cơ bản như sau:
– Tiến hành khám bệnh, xây dựng kế hoạch chăm sóc, thực hiện và đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân.
– Thực hiện các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu và phục hồi chức năng cho người bệnh.
– Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và thiết bị cấp cứu; thực hiện các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; tham gia vào công tác cấp cứu trong các tình huống dịch bệnh và thảm họa.
– Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đồng thời thực hiện việc đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp chăm sóc.
– Truyền thông, giáo dục về vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; đánh giá và chẩn đoán các vấn đề chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà.
– Bảo vệ quyền lợi và thực thi quyền lợi của người bệnh.
– Quản lý hồ sơ bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc men, thiết bị y tế và vật tư tiêu hao.
– Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và nhân viên Điều dưỡng; tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật trong công tác chăm sóc người bệnh.
Cơ hội việc làm của Cử nhân Điều dưỡng thế nào?
Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, cơ hội việc làm rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, các Điều dưỡng có thể làm việc trong các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, hoặc các tổ chức y tế khác.
Nếu có trình độ chuyên môn cao, còn có thể làm giảng viên trong các trường đào tạo ngành Y tế, hoặc nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu. Ngoài ra, còn có thể học lên Bác sĩ. Tuy nhiên, để làm được điều này thì các bạn cần phải trải qua quá trình học tập nghiêm ngặt.
Không chỉ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, Điều dưỡng còn được hưởng mức thu nhập hấp dẫn. Mức lương Điều dưỡng có thể thay đổi tùy theo hệ đào tạo, vị trí công việc và địa điểm làm việc.
Với những người có trình độ cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể nhận mức lương cao hơn. Ngoài ra, các Điều dưỡng viên còn có thể nhận thêm phụ cấp, thưởng theo hiệu quả công việc và các chế độ đãi ngộ khác.
Địa chỉ đào tạo Cử nhân Điều dưỡng uy tín
Chọn trường học là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo của sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo Cử nhân Điều dưỡng chất lượng trên cả nước, trong đó Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK) là một trong những địa chỉ được đánh giá cao.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đặc biệt chú trọng đến việc kết hợp lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các bệnh viện, phòng khám lớn, nâng cao tay nghề và đáp ứng tốt yêu cầu công việc trong ngành y tế.
Chương trình đào tạo Điều dưỡng tại trường được thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Cử nhân Điều dưỡng mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành học, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho ngành học tương lai của mình.