Trong lĩnh vực y tế, Phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh hồi phục sức khỏe sau các ca phẫu thuật, tai nạn, hay các rối loạn chức năng khác. Để có thể hành nghề trong lĩnh vực này, các bạn cần phải sở hữu chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng. Vậy chứng chỉ này là gì? Điều kiện và thủ tục để có được chứng chỉ này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng là gì?

Chứng chỉ Phục hồi chức năng là một loại văn bằng được cấp cho những cá nhân có đầy đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực Phục hồi chức năng. Đây là điều kiện bắt buộc để những người làm việc trong lĩnh vực này được phép hành nghề hợp pháp tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám, hoặc các trung tâm Phục hồi chức năng.

Chứng chỉ này không chỉ thể hiện trình độ của người hành nghề mà còn là căn cứ pháp lý để đảm bảo rằng các dịch vụ phục hồi chức năng được thực hiện đúng quy định và an toàn cho người bệnh.

Chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các dịch vụ được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và có chuyên môn cao
Chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các dịch vụ được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và có chuyên môn cao

Những đối tượng cần có chứng chỉ Phục hồi chức năng gồm:

  • Người có ý định mở dịch vụ massage, phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt và cần có chứng chỉ để đăng ký giấy phép kinh doanh.
  • Người mong muốn làm việc trong ngành Phục hồi chức năng và tìm kiếm cơ hội tại các phòng khám đông y.
  • Người muốn làm việc tại khoa Đông y nhưng hiện tại chưa có chứng chỉ hay bằng cấp về Y học cổ truyền.
  • Người muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng

Để được cấp chứng chỉ, các bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản:

  • Có bằng tốt nghiệp của các trường Đại học, Cao đẳng ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng hay Trung cấp và đủ thời gian hành nghề theo quy định với từng loại hình hành nghề. Cụ thể trong Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thời gian thực hành khám – chữa bệnh với chức danh Bác sĩ là 12 tháng, Y sĩ là 9 tháng, Kỹ thuật y là 6 tháng.
  • Nắm vững 12 nguyên tắc về Y đức và hiểu rõ về các chương trình y tế quốc gia phổ cập.
  • Hiểu biết Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân hay các văn bản quy phạm pháp luật y tế liên quan.
  • Có đạo đức nghề nghiệp, đủ năng lực hành vi dân sự và sức khỏe hành nghề khám – chữa bệnh.
  • Phải cam kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; Các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
  • Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về quy định thời gian cấp chứng chỉ hành nghề, người xin cấp cần chờ trong khoảng 3 – 6 tháng theo quy định pháp luật.

Thủ tục, hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề

Để xin cấp chứng chỉ hành nghề, người đăng ký cần thực hiện đầy đủ các thủ tục và chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng bao gồm các giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng.
  • Giấy chứng nhận đủ tình trạng sức khỏe để khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế cấp phát.
  • Văn bản xác nhận quá trình thực hành chuyên môn.
  • Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người hành nghề sinh sống.
  • 02 ảnh màu 4cm x 6cm nền trắng, chụp không quá 06 tháng.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ gồm:

  • Bộ Y tế;
  • Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Công An;
  • Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các thủ tục và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng rõ ràng và cụ thể
Các thủ tục và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề rõ ràng và cụ thể

Thời gian giải quyết hồ sơ xin được cấp chứng chỉ hành nghề 

Theo khoản 5 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đơn vị bồi dưỡng ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng chất lượng

Hiện nay, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu tại khu vực phía Nam về ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng.

Trường cung cấp chương trình đào tạo chất lượng, trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để hành nghề trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.

Đặc biệt, chương trình tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để xin cấp chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng và có thể bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám hoặc mở dịch vụ riêng.

Trên đây là chia sẻ thông tin về chứng chỉ hành nghề Phục hồi chức năng mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc thấy rõ việc sở hữu tấm chứng chỉ này là rất cần thiết.

Hãy cố gắng có được chứng chỉ này càng sớm càng tốt để nâng cao giá trị nghề nghiệp cũng như tạo niềm tin cho người bệnh. Chúc các bạn thành công!