Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, Cử nhân Phục hồi chức năng trở thành những chuyên gia không thể thiếu trong việc hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các chức năng thể chất và tinh thần. Vậy thực chất Cử nhân Phục hồi chức năng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu!

Cử nhân Phục hồi chức năng là gì?

Cử nhân Phục hồi chức năng là những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Phục hồi chức năng tại các cơ sở giáo dục Đại học hoặc Cao đẳng, có khả năng thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng để giúp bệnh nhân hồi phục các chức năng cơ thể bị suy giảm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phục hồi chức năng là một nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế
Phục hồi chức năng là một nghề rất quan trọng trong hệ thống y tế

Để thành công trong lĩnh vực Phục hồi chức năng, Cử nhân Phục hồi chức năng cần phải có nhiều kỹ năng quan trọng bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp: Cử nhân Phục hồi chức năng cần phải có khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân và gia đình họ. Khả năng lắng nghe và giải thích các phương pháp điều trị rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và hợp tác trong quá trình điều trị.
  • Kỹ năng quan sát và đánh giá: Phân tích tình trạng của bệnh nhân để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Cử nhân Phục hồi chức năng phải có khả năng nhận diện các vấn đề về cơ thể và tinh thần của bệnh nhân.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Mỗi bệnh nhân là một trường hợp riêng biệt, vì vậy việc đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, điều chỉnh linh hoạt trong suốt quá trình điều trị là một yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả cao.
  • Kiến thức về y học và khoa học sức khỏe: Một Cử nhân Phục hồi chức năng cần phải có nền tảng kiến thức vững về giải phẫu, sinh lý học, và các phương pháp điều trị hiện đại để có thể áp dụng vào công việc.

Phân hệ Cử nhân Phục hồi chức năng

Hiện nay, chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng được chia thành hai hệ chính là hệ Cao đẳng và hệ Đại học. Mỗi hệ đào tạo có những ưu điểm riêng, giúp sinh viên có thể lựa chọn theo nguyện vọng và điều kiện bản thân.

Hệ Cao đẳng Phục hồi chức năng

Hệ Cao đẳng Phục hồi chức năng là lựa chọn học tập của nhiều sinh viên khi muốn hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ngắn và nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động.

Thời gian đào tạo tại các trường Cao đẳng thường kéo dài khoảng 3 năm, với kiến thức cơ bản về kỹ thuật phục hồi chức năng, cùng với các môn học bổ trợ liên quan đến y học, khoa học sức khỏe và các kỹ năng thực hành.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được gọi là Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng Cao đẳng, đạt “Danh hiệu Cử nhân Thực hành” và có thể làm việc ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng.

Hệ Đại học Phục hồi chức năng

So với hệ Cao đẳng, hệ Đại học Phục hồi chức năng yêu cầu thời gian học lâu hơn (05 – 07 năm). Hệ Đại học không chỉ đào tạo chuyên sâu về lý thuyết mà còn chú trọng vào thực hành và phát triển các kỹ năng chuyên môn.

Sau khi tốt nghiệp hệ Đại học, sinh viên sẽ được gọi là Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng Đại học, có kiến thức vững vàng hơn, khả năng xử lý các tình huống phức tạp trong công tác phục hồi chức năng tốt hơn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn.

Cử nhân Phục hồi chức năng tốt nghiệp từ các trường Đại học có thể làm việc tại các bệnh viện lớn, các cơ sở nghiên cứu y học, hoặc đảm nhiệm vai trò quản lý, điều phối trong các cơ sở phục hồi chức năng.

Mức độ tự chủ và trách nhiệm của Cử nhân Phục hồi chức năng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định mức độ tự chủ và trách nhiệm của Cử nhân Phục hồi chức năng như sau:

  • Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
  • Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
  • Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;
  • Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;
  • Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;
  • Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;
  • Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

Xem thêm Cử nhân Phục hồi chức năng có được mở phòng khám không?

Cơ hội việc làm của Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, phục hồi khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, những bệnh nhân gặp di chứng do chiến tranh hoặc chất độc da cam cũng cần sự hỗ trợ lâu dài từ các chuyên gia Phục hồi chức năng.

Cơ hội nghề nghiệp của Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Cơ hội nghề nghiệp của Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, ngành Phục hồi chức năng hiện đang đối diện với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực. Tỷ lệ nhân lực Phục hồi chức năng chỉ đạt 0,25 người trên 10.000 dân, quá thấp so với nhu cầu thực tế của người dân, đặc biệt trong bối cảnh dân số đang già hóa nhanh chóng.

Theo TS. BS Vương Ánh Dương, Cục phó Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 50 – 60% nhu cầu điều trị. Chính vì vậy, cơ hội việc làm trong ngành Phục hồi chức năng vô cùng rộng mở và sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. (Thông tin từ Bộ Y tế)

Bên cạnh đó, dù ngành Phục hồi chức năng ở nước ta đã có những tiến bộ, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều cơ sở và trang thiết bị hiện đại. Các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng và cơ sở y tế cần một lực lượng chuyên gia được đào tạo bài bản để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng lớn của xã hội.

Đây chính là cơ hội lớn cho các Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng, không chỉ làm việc trong các bệnh viện công lập mà còn trong các trung tâm phục hồi chức năng tư nhân hoặc các cơ sở y tế chuyên sâu. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng hứa hẹn sẽ là một lĩnh vực hấp dẫn và đầy triển vọng cho các bạn sĩ tử theo đuổi.

Địa chỉ đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng hệ Cao đẳng uy tín

Khi lựa chọn địa chỉ học tập để theo đuổi ngành Cử nhân Phục hồi chức năng hệ Cao đẳng, sinh viên cần hết sức chú trọng đến chất lượng đào tạo cũng như uy tín của cơ sở giáo dục. Việc chọn một trường có chương trình đào tạo bài bản, đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp sinh viên có nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hiện đang là một trong những cơ sở đào tạo được đánh giá cao trong lĩnh vực đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục y tế, trường đã khẳng định được uy tín và chất lượng đào tạo, không chỉ thông qua đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm mà còn qua cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của sinh viên.

Chương trình đào tạo Phục hồi chức năng Cao đẳng tại trường được xây dựng chặt chẽ, khoa học, và luôn cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành, giúp sinh viên trang bị những kiến thức chuyên môn vững vàng cùng các kỹ năng thực tế cần thiết. Điều này không chỉ giúp sinh viên hoàn thành chương trình học mà còn giúp họ tự tin và có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này.

Với môi trường học tập chuyên nghiệp, thân thiện và đầy đủ các tiện nghi hỗ trợ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Cử nhân Phục hồi chức năng mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện và hữu ích về ngành học này, từ đó giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa ngành và trường đào tạo phù hợp.

Chúc các bạn sẽ có một hành trình học tập thành công và gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp sau này.