Tiếng Anh chuyên ngành Dược hiện đang trở thành một trong những kỹ năng quan trọng đối với những ai đang học tập và làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Vậy cụ thể tiếng Anh chuyên ngành Dược là gì? Nó có gì đặc biệt và làm sao để học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tiếng Anh chuyên ngành Dược là gì?
Tiếng Anh chuyên ngành Dược là bộ từ vựng và thuật ngữ chuyên biệt bằng tiếng Anh được sử dụng trong lĩnh vực Dược phẩm, y tế, bao gồm các từ vựng và thuật ngữ liên quan đến thuốc, dược phẩm, bệnh lý, công việc của Dược sĩ, cũng như các nghiên cứu y khoa.
Những từ vựng này thường mang tính chuyên môn cao, có sự khác biệt so với các dạng tiếng Anh giao tiếp thông thường.
Các từ vựng và cụm từ trong tiếng Anh chuyên ngành Dược thường xuyên được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu khoa học, bài báo y tế, sách chuyên ngành, và trong các cuộc hội thảo quốc tế.
Đặc biệt đối với những ai làm việc trong ngành Dược, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu để tra cứu thông tin thuốc, tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng, thảo luận với các chuyên gia y tế quốc tế, hoặc giao tiếp với bệnh nhân trong các trường hợp cần thiết.
Các Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Dược cần biết
Để có thể sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả, việc nắm vững từ vựng là điều quan trọng. Dưới đây là tổng hợp các nhóm từ vựng phổ biến.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Dược về vị trí, công việc của Dược sĩ
Dược sĩ là người chuyên trách việc nghiên cứu, chế tạo và phân phối các loại thuốc. Dưới đây là một số từ vựng liên quan đến công việc của Dược sĩ:
- Medicine: ngành Y Dược
- Pharmacist: Dược sĩ
- Chemist: Dược sĩ
- Druggist: Dược sĩ
- Pharmacy: cửa hàng thuốc (tây)
- Chemist’s: cửa hàng thuốc (tây)
- Drugstore: cửa hàng thuốc (tây)
- Western medicine: Tây y
- Eastern medicine: Đông Y
- Traditional medicine: y học cổ truyền
- Herbalist: thầy lang
- Herb: thảo dược
- Prescribe: kê đơn
- Prescription: đơn thuốc
- Prescribe: kê đơn
- Put [somebody] on [something]: kê đơn cho ai uống thuốc gì
- License: giấy phép (hành nghề)
- Medical ethics: y đức
- Hospital: bệnh viện
- Clinic: phòng khám.
Từ vựng tiếng Anh về các triệu chứng bệnh cơ bản
Hiểu được các triệu chứng bệnh là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh về triệu chứng bệnh cơ bản:
- Ache: cơn đau (đếm được)
- Have an earache: bị đau tai
- A backache: bị đau lưng
- Have a headache: bị đau đầu
- Have a stomachache: bị đau dạ dày
- Have a toothache: bị đau răng
- Pain: cơn đau (đếm được và không đếm được)
- Be in pain: bị đau
- Have joint pain: bị đau khớp
- Have an upset stomach: bị khó chịu dạ dày/ bị đau dạ dày
- Have abdominal pain: bị đau ở vùng bụng
- Have diarrh(o)ea: bị tiêu chảy
- Have constipation: bị táo bón
- Have a sore throat: bị đau họng
- Have sore eyes: bị đau mắt
- Have cold feet: bị lạnh bàn chân
- Have restless leg: bị hội chứng chân bồn chồn
- Have insomnia: bị chứng mất ngủ
- Have a rash: bị nổi mẩn
- Have difficulty breathing: khó thở
- Have low blood pressure: có huyết áp thấp
- Have high blood pressure: có huyết áp cao
- Have a heart attack: lên cơn đau tim
- Have an asthma attack: lên cơn hen
- Have an allergic reaction: lên cơn dị ứng
- Have a broken: bị gãy một bộ phận cơ thể nào đó
- Have a swollen: bị sưng một bộ phận cơ thể nào đó
- Feel dizzy: cảm thấy chóng mặt
- Feel nauseous: cảm thấy nôn nao, muốn nôn/ ói
- Vomit: nôn/ ói
- Throw up: nôn/ ói
- Puke: nôn/ ói
- Cough: ho
- Sneeze: hắt xì
- Have a stuffy nose: bị nghẹt mũi
- Have a runny nose: bị sổ mũi
- Have a fever: bị sốt
- Have/ catch/ get (the) flu: bị cúm
- Catch a cold: bị cảm lạnh
- Lose appetite: chán ăn
- Lose weight inexplicably: giảm cân không rõ nguyên nhân
- Gain weight inexplicably: tăng cân không rõ nguyên nhân
- Lose hair excessively: rụng tóc nhiều quá mức
- Lose sense of hearing: mất thính
- Lose sense of smell: mất khướu giác
- Lose sense of taste: mất vị giác
- Lose vision: mất thị giác
- Have a high heart rate: có nhịp tim cao/ tim đập nhanh
- Have a low heart rate: có nhịp tim thấp/ tim đập chậm
- Sweat excessively: đổ mồ hôi quá mức.
Bạn có thể quan tâm tới: Theo học Dược có cần giỏi Tiếng Anh không?
Từ vựng tiếng Anh về các loại bệnh
Khi làm việc trong ngành Dược, Dược sĩ thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bệnh lý:
- Diphtheria: Bệnh bạch hầu
- Poliomyelitis: Bệnh bại liệt trẻ em
- Leprosy: Bệnh phong cùi
- Influenza, flu: Bệnh cúm
- Epidemic, plague: Bệnh dịch
- Diabetes: Bệnh đái đường
- Stomachache: Bệnh đau dạ dày
- Arthralgia: Bệnh đau khớp
- Sore eyes (conjunctivitis): Bệnh đau mắt
- Trachoma: Bệnh đau mắt hột
- Appendicitis: Bệnh đau ruột thừa
- Heart-disease: Bệnh đau tim
- Hepatitis: Bệnh viêm gan
- Cirrhosis: Bệnh xơ gan
- Small box: Bệnh đậu mùa
- Epilepsy: Bệnh động kinh
- Asthma: Bệnh hen suyễn
- Cough, whooping cough: Bệnh ho gà
- Dysentery: Bệnh kiết lỵ
- Tuberculosis, phthisis (phổi): Bệnh lao
- Gonorrhea: Bệnh lậu
- Paralysis (hemiplegia): Bệnh liệt nửa người
- Skin disease: Bệnh ngoài da.
- Infarction (cardiac infarctus): Bệnh nhồi máu cơ tim
- Beriberi: Bệnh tê phù
- Malaria, paludism: bệnh sốt rét
- Dengue fever: Bệnh sốt xuất huyết
- Measles: Bệnh sởi
- Arthritis: Bệnh sưng khớp xương
- Constipation: Bệnh táo bón
- Mental disease: Bệnh tâm thần
- Anemia: Bệnh thiếu máu
- Chickenpox: Bệnh thủy đậu
- Typhoid (fever): Bệnh thương hàn
- Syphilis: Bệnh tim
- Hemorrhoids: Bệnh trĩ
- Cancer: Ung thư
- Tetanus: Bệnh uốn ván
- Meningitis: Bệnh viêm màng não
- Encephalitis: Bệnh viêm não
- Bronchitis: Bệnh viêm phế quản
- Pneumonia: Bệnh viêm phổi
- Enteritis: Bệnh viêm ruột.
Từ vựng tiếng Anh về các loại thuốc
Dưới đây là một số từ vựng liên quan đến thuốc và các loại thuốc phổ biến mà sinh viên Dược, Dược sĩ cần nắm vững:
- Medication: dược phẩm
- Brand name drug: Thuốc phát minh (biệt dược gốc)
- Generic drug: thuốc cơ bản (thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học)
- Retail drug: thuốc bán lẻ
- Physician-administered drugs: thuốc do dược sĩ quản lý
- Innovator drug: thuốc cải tiến
- Multisource drug: thuốc đa nguồn
- Capsule: thuốc con nhộng
- Injection: thuốc tiêm, chất tiêm
- Ointment: thuốc mỡ
- Paste: thuốc bôi
- Powder: thuốc bột
- Solution: thuốc nước
- Spray: thuốc xịt
- Suppository: thuốc đạn ( trị táo bón)
- Syrup: thuốc bổ dạng siro
- Tablet: thuốc viên
- Inhaler: ống hít.
Từ vựng tiếng Anh ngành Dược tổng quát
Một số chuyên ngành Dược tổng quát có từ vựng tiếng Anh như sau:
- Disease/ illness/ sickness: bệnh
- Health problem: vấn đề về sức khỏe
- Syndrome: hội chứng
- Symptoms: triệu chứng
- Chronic disease: bệnh mãn tính
- Critical disease: bệnh hiểm nghèo
- Infectious disease: bệnh truyền nhiễm
- Genetic disease: bệnh di truyền
- Virus: virus
- Germ: mầm bệnh/ vi trùng
- Epidemic: bệnh dịch
- Pandemic: đại dịch
- Spread: (vi- rút/ bệnh dịch) lây lan
- Catch a disease: nhiễm một bệnh nào đó
- Contract a disease: nhiễm một bệnh nào đó (trang trọng hơn)
- Fight a disease: chiến đấu với một bệnh nào đó
- Treat a disease: chữa trị một bệnh nào đó
- Treatment: sự chữa trị
- Recover from: phục hồi sau bệnh gì đó
- Recovery: sự phục hồi.
Tại sao học tiếng Anh chuyên ngành Dược quan trọng?
Việc học tiếng Anh chuyên ngành Dược không chỉ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm.
Dưới đây là một số lý do tại sao học tiếng Anh chuyên ngành Dược lại quan trọng:
Cơ hội việc làm quốc tế
Với sự phát triển của ngành Dược toàn cầu, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, báo cáo, hợp đồng, và giao tiếp giữa các chuyên gia dược phẩm từ các quốc gia khác nhau.
Việc thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Dược giúp các Dược sĩ và chuyên gia dễ dàng tham gia vào các dự án quốc tế, mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty Dược phẩm toàn cầu.
Tăng cường nghiên cứu và học hỏi
Nền tảng kiến thức về Dược phẩm ngày càng được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên các tạp chí khoa học quốc tế, hầu hết đều sử dụng tiếng Anh.
Để theo kịp xu hướng phát triển của ngành, việc đọc và hiểu các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhiều hội nghị chuyên ngành và các khóa học đào tạo cũng sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.
Giao tiếp hiệu quả trong môi trường làm việc
Trong các công ty Dược phẩm quốc tế, các cuộc họp, báo cáo kết quả nghiên cứu, cũng như thảo luận với đồng nghiệp, đối tác quốc tế đều diễn ra bằng tiếng Anh. Những người làm việc trong ngành Dược cần phải sử dụng tiếng Anh chuyên ngành để trao đổi thông tin chính xác và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển và thành công của dự án.
Cách học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả
Để học tiếng Anh chuyên ngành Dược một cách hiệu quả, người học cần có phương pháp học hợp lý và kiên trì. Dưới đây là một số cách học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả:
Học từ vựng theo chủ đề
Chia các từ vựng chuyên ngành Dược thành các chủ đề nhỏ như thuốc, bệnh lý, công việc của Dược sĩ, triệu chứng bệnh,… Điều này giúp các bạn dễ dàng ghi nhớ và áp dụng từ vựng trong từng tình huống cụ thể.
Luyện nghe và phát âm
Để nâng cao khả năng giao tiếp, việc luyện nghe các bài giảng, video, hoặc podcast chuyên ngành Dược bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Ngoài ra, luyện phát âm giúp các bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Đọc tài liệu chuyên ngành
Đọc sách, bài báo, nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh giúp các bạn không chỉ cải thiện từ vựng mà còn nắm được cách sử dụng ngữ pháp và cấu trúc câu trong văn cảnh chuyên ngành.
Tiếng Anh chuyên ngành Dược là một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với những người làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Việc nắm vững từ vựng chuyên ngành không chỉ giúp các bạn giao tiếp tốt hơn mà còn giúp nâng cao hiệu quả công việc và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Học tiếng Anh chuyên ngành Dược không hề khó nếu các bạn có phương pháp học đúng đắn và kiên trì.
Hy vọng bài viết ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh trong ngành Dược và cách học hiệu quả. Chúc các bạn thành công!