Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là những người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau các tổn thương cơ thể, bệnh lý hoặc các vấn đề về vận động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ bệnh nhân phục hồi.
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là gì?
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là những người thực hiện các kỹ thuật, phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân hồi phục chức năng cơ thể. Công việc này thường gắn liền với các bệnh nhân bị chấn thương, tai nạn, đột quỵ, hay các tình trạng bệnh lý gây suy giảm khả năng vận động như bệnh liệt, đau lưng, hay các vấn đề về khớp.
Họ không chỉ làm việc trong bệnh viện mà còn có thể làm việc trong các cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng hoặc tại nhà bệnh nhân.
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các Bác sĩ, Điều dưỡng viên, và các chuyên gia khác trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Công việc của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là thực hiện các bài tập, phương pháp trị liệu để giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Vậy Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng phải có trình độ thế nào? Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định về các chức danh chuyên môn về Phục hồi chức năng thì Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là người được đào tạo chuyên ngành Phục hồi chức năng có trình độ Trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng có trình độ từ Trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Phục hồi chức năng ít nhất 03 tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định.
Đồng thời Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hỗ trợ bệnh nhân cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến vận động và chức năng cơ thể.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa, một số nhiệm vụ chính của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng được quy định rõ tại mục 71 phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT:
Sử dụng các thiết bị Y tế
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình trị liệu.
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng phải nắm vững cách sử dụng các thiết bị này, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và hiệu quả trong việc phục hồi. Họ cũng cần phải theo dõi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho phù hợp với tình trạng và nhu cầu của mỗi bệnh nhân.
Bảo đảm thực hiện theo đúng chế của bệnh viện
Đảm bảo thực hiện đúng quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện:
– Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
– Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
– Bảo quản thiết bị và phương tiện tránh hư hỏng mất mát.
Đánh giá chức năng người bệnh
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch điều trị, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cần tiến hành đánh giá chức năng người bệnh. Đánh giá này bao gồm việc xem xét các yếu tố như khả năng vận động, mức độ đau, độ linh hoạt của khớp, sự yếu cơ hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Lập kế hoạch điều trị
Sau khi đánh giá tình trạng của bệnh nhân, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch này sẽ bao gồm các phương pháp trị liệu cụ thể, những bài tập mà bệnh nhân cần thực hiện, các loại thiết bị hỗ trợ cần thiết và liệu trình điều trị chi tiết.
Kế hoạch điều trị cần được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân, dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát, mức độ chấn thương và mục tiêu phục hồi.
Hướng dẫn thực hiện các bài tập và phương pháp trị liệu
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng là người hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập và phương pháp trị liệu. Các bài tập này có thể bao gồm tập phục hồi vận động, cải thiện sự linh hoạt của khớp, giảm đau cơ, hoặc các bài tập giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp.
Kỹ thuật viên cần theo dõi bệnh nhân khi thực hiện các bài tập, đảm bảo rằng bệnh nhân thực hiện đúng kỹ thuật và không gặp phải những sai sót có thể gây tổn thương. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ điều chỉnh mức độ khó của bài tập để phù hợp với tiến độ hồi phục của bệnh nhân.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng còn có nhiệm vụ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nạng, xe lăn, hoặc các dụng cụ khác giúp bệnh nhân di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
Họ cũng sẽ theo dõi quá trình sử dụng thiết bị để đảm bảo rằng bệnh nhân không gặp phải các vấn đề như loét da, biến dạng cơ thể do sử dụng sai cách.
Theo dõi và đánh giá tiến trình phục hồi
Quá trình phục hồi của bệnh nhân cần được theo dõi sát sao để đánh giá hiệu quả của các phương pháp trị liệu.
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng sẽ ghi nhận sự tiến bộ của bệnh nhân, điều chỉnh kế hoạch trị liệu khi cần thiết, và đưa ra các khuyến cáo để bệnh nhân duy trì kết quả sau điều trị.
Hướng dẫn và tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
Bên cạnh việc thực hiện trị liệu, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng còn có trách nhiệm hướng dẫn bệnh nhân và gia đình về cách chăm sóc tại nhà, những bài tập cần duy trì để hỗ trợ phục hồi sau khi ra viện.
Việc tư vấn này giúp bệnh nhân tiếp tục duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể sau quá trình điều trị, tránh tái phát hoặc các vấn đề khác.
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở và quy trình làm việc cụ thể của từng nơi.
Kỹ năng cần có để trở thành Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
Để trở thành một Kỹ thuật viên phục hồi chức năng xuất sắc, ngoài kiến thức chuyên môn, các cá nhân trong nghề này cần phát triển một số kỹ năng quan trọng gồm:
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và gia đình là điều cần thiết. Kỹ thuật viên cần giải thích rõ ràng về tình trạng bệnh lý, các bài tập trị liệu, và tiến trình phục hồi.
- Khả năng quan sát và đánh giá: Kỹ thuật viên cần có khả năng quan sát chi tiết và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Kiên nhẫn và tận tâm: Quá trình phục hồi chức năng có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì. Kỹ thuật viên cần có sự tận tâm, kiên nhẫn để hỗ trợ bệnh nhân vượt qua khó khăn.
- Kiến thức về các phương pháp trị liệu: Hiểu rõ và nắm vững các phương pháp phục hồi chức năng là một yêu cầu quan trọng.
Nếu các bạn có đam mê và mong muốn trở thành một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng, việc lựa chọn một cơ sở đào tạo uy tín là vô cùng quan trọng. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại khu vực phía Nam (CBK) là một trong những địa chỉ đào tạo chất lượng hàng đầu về ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo bài bản liên kết cùng các phòng khám, bệnh viện lớn tuyến đầu TPHCM để tạo cơ hội thực tập, nâng cao tay nghề cho sinh viên.
Nhà trường cam kết mang đến cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng thực tế tốt để có thể tự tin hành nghề trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng. Mong rằng hữu ích đến bạn đọc, từ đó giúp các bạn có định hướng đúng đắn cũng như chọn cho mình trường học phù hợp. Chúc các bạn thành công!